Thủ tục cấp phép tổ chức hội thảo quốc tế- Bạn Cần Biết

Thủ tục cấp phép tổ chức hội thảo quốc tế- Bạn Cần Biết

Chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng”, mọi khoảng cách địa lý, mọi cách biệt về văn hóa, xã hội,… ngày càng rút ngắn lại. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các hội thảo có tính chất quốc tế được phát triển mạnh mẽ. Thông qua các hội thảo quốc tế

Chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng”, mọi khoảng cách địa lý, mọi cách biệt về văn hóa, xã hội,… ngày càng rút ngắn lại. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các hội thảo có tính chất quốc tế được phát triển mạnh mẽ. Thông qua các hội thảo quốc tế không những giúp con người dễ dàng hội nhập với nhau hơn mà còn là động lực giúp cho kinh tế – văn hóa – chính trị – xã hội phát triển mạnh mẽ hơn. Vậy, làm thế nào để một cuộc hội thảo quốc tế được cấp phép?

Hội thảo quốc tế 'Việt Nam hôm nay qua lăng kính Á - Âu' | baotintuc.vn

 

Thẩm quyền:

1. Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế sau:

a) Hội nghị, hội thảo quốc tế cấp cao, thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế.

b) Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

2. Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, địa phương mình và cho phép các đơn vị trực thuộc, các tổ chức nước ngoài được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan, địa phương theo quy định hiện hành.

3. Các cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Khai mạc “Hội nghị Cấp cao về phụ nữ, hòa bình và an ninh”

 

 

Quy trình:

+ Các cơ quan, tổ chức Việt Nam khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ(Hội nghị, hội thảo quốc tế cấp cao, thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế. Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước.)  cần thực hiện như sau:

a) Lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, địa phương liên quan. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

b) Có tờ trình (kèm theo đề án tổ chức) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tờ trình và đề án được đồng gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp, theo dõi. Thời hạn trình ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến tổ chức.

Đề án tổ chức cần nêu rõ:

– Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích của hội nghị, hội thảo;

– Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có);

– Hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp tổ chức hội nghị, hội thảo trực tuyến);

– Nội dung, chương trình làm việc và các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo;

– Thành phần tham gia tổ chức: cơ quan phía Việt Nam, cơ quan phía nước ngoài, cơ quan tài trợ (nếu có);

– Thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài;

– Nguồn kinh phí;

– Ý kiến (bằng văn bản) của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, địa phương liên quan.

c) Tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện đúng các quy định hiện hành về chi tiêu, thanh quyết toán tài chính.

d) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tóm tắt kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo trong phạm vi 15 ngày kể từ khi kết thúc hội nghị, hội thảo, đồng gửi cho Bộ Ngoại giao để tổng hợp

Các cơ quan khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương (Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, địa phương mình và cho phép các đơn vị trực thuộc, các tổ chức nước ngoài được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung không thuộc thẩm quyền quyết định của thủ tướng chính phủ)

a) Lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

b) Có tờ trình (kèm theo đề án hoặc kế hoạch tổ chức) trình Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương phê duyệt. Thời hạn trình ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến tổ chức.

Đề án hoặc kế hoạch tổ chức cần nêu rõ:

– Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích của hội nghị, hội thảo;

– Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có);

– Hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp hội nghị, hội thảo trực tuyến);

– Nội dung, chương trình làm việc và các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo;

– Thành phần tham gia tổ chức: cơ quan phía Việt Nam, cơ quan phía nước ngoài, cơ quan tài trợ (nếu có);

– Thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài;

– Nguồn kinh phí;

– Ý kiến của các cơ quan, địa phương liên quan (nếu có).

c) Tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, đề án đã được Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương phê duyệt; thực hiện đúng các quy định hiện hành về chỉ tiêu, thanh quyết toán tài chính.

d) Gửi báo cáo tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo cho Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương trong phạm vi 15 ngày kể từ khi kết thúc hội nghị, hội thảo.

Tổ chức nước ngoài khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế phải thực hiện theo quy trình sau:

a) Có kế hoạch tổ chức trình cấp có thẩm quyền Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, địa phương mình và cho phép các đơn vị trực thuộc, các tổ chức nước ngoài được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.

Kế hoạch tổ chức cần nêu rõ:

– Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích của hội nghị, hội thảo;

– Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có);

– Hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp hội nghị, hội thảo trực tuyến);

– Nội dung, chương trình làm việc và các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo;

– Thành phần tham gia tổ chức: cơ quan phía nước ngoài, cơ quan phía Việt Nam, cơ quan tài trợ (nếu có);

– Thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu có quốc tịch nước ngoài và đại biểu Việt Nam.

Sau khi nhận được kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, cấp có thẩm quyền lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan; ra quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo đề nghị của các tổ chức nước ngoài hoặc trình Thủ tướng Chính phủ nếu vượt quá thẩm quyền của mình. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

b) Tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Gửi báo cáo tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo cho cấp có thẩm quyền trong phạm vi 15 ngày kể từ khi kết thúc hội nghị, hội thảo.

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN BAMBOO VIỆT NAM 

The leading tours and professional conference organizer

Addr : Room 12 Floor 42 Building C02 D’Capital  Tran Duy Hung St, Cau Giay Dist.Hanoi
Tel: (84.024) 32007442   Fax: (84.024) 32009016
Cell phone : +84 904058568-0961298166
E-mai: Bamboovietnamtravel@gmail.com.
Facebook: Villa Ba Miền 
Fanpage     :Bamboo Vietnam Travel-Bamboo Vietnam Events
Google: Bamboo Vietnam Travel
Zalo/Viber: 0961298166-0904058568
 
VAT code : 0105992383
*THE LEADING TOUR OPERATOR
*CONFERENCE PLANNER
*HOTEL RESERVATION
*AIR TICKETING
*VISA AND CAR RENTAL SERVICE
Bình luận